THE INFINITY
A Multimedia installation by Tung Monkey & VU Nhat Tan
Curated by NGUYEN Anh Tuan
As part of the research on the bend of view-points and new dimensions from obtuse angle, Le Thanh Tung continues to employ these elements to his latest installation at Heritage Space. Applying musical material by Vu Nhat Tan, the graphic lines and waves interact with frequency bands and fluctuate with the pitch ranges to create an Infinity by visual effect.
Description
The installation will be a mirror - window - area of 4x4 meters put vertically. Taking advantage of the light refraction of the glass and wallpaper background, the images from the 4 LED screens will replicate themselves and be drawn into the center of the mirror, creating an Endless effect.
This mirror window will be placed in a dark environment to create focal points. The installation is at the exhibition center area, and is a bridge between the two areas of sound artists.
During and after the show, this arrangement will continue to create interactive graphic effects with the music in the room.
Concept
The endlessness of viewpoints is always a fascinating subject to me. Physical space limits you by dimensions, like television screens or pictures, but their content brings an expansion of vision and imagination for you. This is an interesting point. In the process of searching for the true meaning of this ‘expansion’, which has become trendy with the concept of VR (virtual reality) recently, I continue to present new suggestions about this through the new artwork ‘THE INFINITY’ at Heritage Space: Is this expansion enough for humans? Will people perceive the world by their eyes or their brain? Are we on the road to a Matrix society?
-----
A night of Experimental Electronic Music
Performed by: Vu Nhat Tan & Nguyen Do Minh Quan, guest artists Nguyen Huu Hai Duy. Interacting with Multimedia Installation by Tung Monkey
Sound performance
The interaction between Music and Multimedia Installation consists of two separate small stages at two far away corners, each of which will be in charged by an artist and a guest artist. The stages will be installed with two separate sound systems including the full range speakers supporting the electronic music and improvisation which interact with each other and at the same time with the visual space created by Tung Monkey’s Video art.
Concept
Being performed in the show will be a mix between electronic music, piano and Vietnamese traditional instruments, like the continuity from the ancient to the present to create a more powerful music - Experimental Electronic Music.
The show also combines creativity and improvisation, the music interacts with images and videos in the same space, supporting each other and at the same time are movements of consciousness kinds. The visual space integrated to a sound space will create new experience to the audience's senses. Hence the experience will be well differentiated and stimulating, when the audience can freely move during the show in a space filled with pictures and videos, as well as music, from the whole room to each corner.
About artist:
Tung Monkey
Le Thanh Tung (a.k.a Crazy Monkey) is a Visualist based in Saigon (Vietnam). Experimenting with animations, projection mapping, and video art, Crazy Monkey turns his imagination into playful, ironic, and surreal elements with unique style in his work. Crazy Monkey has also contributed numerous installations and street art projects across Southest Asia and Europe . He also perform live video and Interactive Visual in forms of VJing (Visual Jockey).
Vu Nhat Tan
Vu Nhat Tan is Vietnamese composer based in Hanoi, Vietnam. He is specialized in symphonic, chamber music, solo instruments and traditional instruments. Having studied music in Vietnam (1991/95), Germany (2000/01) and the U.S (2002), Vu Nhat Tan has gained success in music events across Asia, Europe and Australia. In 2002, Vu Nhat Tan turned to experimental electronic music on computer platform, electronic equipment and music instruments. These works were introduced during his performances in Europe, America, Australia, China and Vietnam in collaboration with many classic and contemporary artists. Vu Nhat Tan has lectured on composition and musicology at the Vietnam National Academy of Music since 1995. He also has lectured on music from Vietnam in Australia and China.
Nguyen Do Minh Quan
Nguyen Do Minh Quan (b.1990) is a Vietnamese experimental electronics musicians. He started to play music as a self taught guitarist when he was 11, then play in a few rock/metal band call Nuranium, Thrasher… In 2012, Quan started his home studio and do sound engineering/recording for a Vietnamese Post-punk rock band call Go Lim.
In 2013, Quan started to experiment his music with more improvise sound and idea, then changed to electronic music to play with hardware like Drum machine, Synthesizer, computer software like Ableton etc…He has played many live electronics performance from experimental sound art to live techno music. Quan mostly play improvise and his music is never being the same, he tries to brings the imagination of the world inside his mind to people through musical idea and from lot of different sound material. Quan produced electronic music including contemporary sound art, techno music, sound design for film…
Quan started to join in Dom Dom experimental music group, started by experimental music artist Tran Kim Ngoc, played experimental improvise with lot of different musicians with different background from jazz, classical music to traditional. He has performed at “Hanoi New Music Meeting” an international experimental contemporary music festival in late 2013 and then “Hanoi Sound Stuff Festival” in 2014.
Nguyen Huu Hai Duy - Guest artist
Nguyen Huu Hai Duy is a young electronic and improvised experimental musician based in Hanoi. He currently works with random sound samples from Internet in order to continuously re-construct and transfer them into new structures of sound to express new artistic perspectives.
|
VÔ CỰC
Sắp đặt Đa phương tiện của Tùng Monkey & VŨ Nhật Tân
Giám tuyển bởi NGUYỄN Anh Tuấn
Nằm trong quá trình nghiên cứu về việc bẻ cong các điểm nhìn và gợi mở các chiều không gian mới từ góc tù, Lê Thanh Tùng tiếp tục áp dụng những yếu tố này lên tác phẩm sắp đặt mới nhất tại Heritage Space. Vận dụng chất liệu âm nhạc từ Vũ Nhật Tân, các nét và đường sóng đồ họa sẽ tương tác với tần số nhạc và giao động dựa theo các quãng âm để tạo ra những tín hiệu thị giác vô tận.
Trưng bày
Sắp đặt là một tấm gương - cửa sổ - diện tích 4x4 mét đặt thẳng đứng. Lợi dụng sự khúc xạ ánh sáng của mặt kính và lớp giấy dán nền, các hình ảnh từ 4 màn LED sẽ tự nhân lên và hút sâu vào tâm của tấm gương, tạo hiệu ứng hút “vô tận”.
Tấm gương - cửa sổ này sẽ được đặt trong một môi trường tối để tạo điểm nhấn. Sắp đặt trưng bày ở khu vực trung tâm triển lãm, và làm cầu nối giữa hai khu vực âm thanh của các nghệ sỹ âm thanh.
Trong buổi diễn và thời gian trưng bày sau đó, sắp đặt này sẽ tiếp tục tạo những hiệu ứng đồ họa tương tác với âm nhạc sẵn có trong phòng.
Ý tưởng
Sự vô tận của điểm nhìn luôn là đề tài hấp dẫn tôi. Không gian vật lý giới hạn bạn bằng những mặt phẳng, giống như màn hình vô tuyến hay bức tranh, nhưng nội dung trong đó mang tới sự mở rộng về tầm nhìn và trí tưởng tượng cho bạn. Đây là một chi tiết thú vị. Trong quá trình tìm kiếm ý nghĩa thực sự của sự "mở rộng" đó, điều mà đang trở thành cơn sốt với cụm từ VR (virtual reality - thực tại ảo) gần đây, tôi tiếp tục đặt ra những "gợi ý" mới về điều này qua tác phẩm “Sự vô tận” tại Heritage Space: Sự mở rộng này liệu có đủ cho con người? Con người sẽ tiếp nhận thế giới bằng mắt hay bằng não? Liệu chúng ta đang trên đường tiến tới một xã hội của ma trận?
-----
Đêm nhạc Điện tử Thể nghiệm
Nghệ sỹ: Vũ Nhật Tân & Nguyễn Đỗ Minh Quân và khách mời Nguyễn Hữu Hải Duy. Tương tác trên nền Sắp đặt Đa phương tiện của Tùng MONKEY
Biểu diễn
Âm nhạc tương tác với Sắp đặt Đa phương tiện sẽ gồm hai sân khấu nhỏ riêng biệt đặt ở hai góc xa nhau, mỗi sân khấu sẽ do một nghệ sĩ và khách mời phụ trách, kèm theo sẽ là hai hệ thống âm thanh riêng biệt gồm các loa toàn dải hỗ trợ âm nhac điện tử và ngẫu hứng vừa kết hợp với nhau vừa tương tác với không gian thị giác được tạo nên bởi Video art của Tùng Monkey.
Ý tưởng
Trình diễn trong đêm nhạc sẽ là một phức hợp giữa âm nhạc điện tử, piano và nhạc cụ truyền thống Việt Nam, giống như sự nối tiếp từ cổ truyền đến hiện tại để tạo ra một thứ âm nhạc mạnh hơn thế - âm nhạc điện tử thể nghiệm.
Đêm nhạc cũng đồng thời là chương trình trình diễn kết hợp giữa sự sáng tao và ngẫu hứng cùng nhau, âm nhạc cùng tương tác với hình ảnh và video trong cùng một không gian, vừa kết hợp hỗ trợ lẫn nhau, vừa là những chuyển động ở các kênh nhận thức lúc gần lúc rất xa nhau. Không gian Thị giác lồng vào những không gian âm thanh tạo ra những chiều kích mới mẻ đến với giác quan của người xem. Thưởng thức do vậy cũng đầy khác biệt và kích thích, khi khán giả có thể tùy ý di chuyển vị trí suốt buổi diễn trong không gian tràn ngập hình ảnh và video, cũng như đầy ắp âm nhạc, từ tổng thể cho tới từng góc của căn phòng.
-----
Về nghệ sỹ:
Tùng Monkey
Lê Thanh Tùng (hay Crazy Monkey) là một nghệ sĩ thị giác tại Sài Gòn (Việt Nam).Thử nghiệm với các hình ảnh động, công nghệ 3D projection mapping và nghệ thuật video, Crazy Monkey dùng trí tưởng tượng để tạo ra các yếu tố hài hước, châm biếm, và siêu thực với phong cách độc đáo trong các tác phẩm của mình. Crazy Monkey cũng đã đóng góp rất nhiều tác phẩm sắp đặt và các dự án nghệ thuật đường phố khắp Đông Nam Á và châu Âu. Anh cũng thực hiện video trực tiếp và tương tác trực quan bằng hình thức VJing (Visual Jockey).
Vũ Nhật Tân
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Vũ Nhật Tân là nhà soạn nhạc chuyên về nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng, độc tấu nhạc cụ và soạn cho nhạc cụ truyền thống. Tu nghiệp âm nhạc tại Việt Nam (1991/95), CHLB Đức (2000/01), Mỹ (2002), Vũ Nhật Tân gặt hái nhiều thành quả trong các sự kiện âm nhạc ở nhiều nơi ở châu Á, châu Âu và Úc. Năm 2002, Vũ Nhật Tân chuyển sang thể nghiệm nhạc điện tử trên nền tảng máy tính, thiết bị điện tử phối hợp với các nhạc cụ. Những thể nghiệm này lần lượt được giới thiệu trong các chuyến lưu diễn/trình diễn âm thanh và âm nhạc điện tử của anh trong các sự kiện âm nhạc tại Châu Âu,Mỹ, Úc, Trung Quốc và Việt Nam, có sự phối hợp với nhiều nghệ sỹ với các phong cách biểu diễn cổ điển và đương đại. Hiện tại, anh là giảng viên về soạn nhạc và âm nhạc điện tử tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam từ năm 1995, giảng viên thỉnh giảng về Âm nhạc tại Australia và Trung Quốc.
Nguyễn Đỗ Minh Quân
Nguyễn Đỗ Minh Quân (sinh 1990) là nghệ sỹ chơi nhạc thể nghiệm điện tử đương đại Việt Nam. Anh bắt đầu tự học chơi guitar khi 11 tuổi, sau đó chơi trong các ban nhạc Rock/ Metal như Nuranium, Thrasher… Năm 2012 anh mở phòng thu tại nhà và làm kỹ sư âm thanh/ thu âm cho ban nhạc Post punk Việt Nam Gỗ Lim.
Trong năm 2013, Quân bắt đầu thử nghiệm âm nhạc của mình theo nhiều ý tưởng khác nhau, sau đó đã chuyển sang chơi nhạc điện tử với Drum machine, Synthersizer, phần mềm máy tính… Anh đã tham gia nhiều chương trình biểu diễn bao gồm nhac thể nghiệm điện tử cho đến techno music với phong cách ngẫu hứng không có sự lặp lại, mà cố gắng mang đến cho người nghe sự tưởng tượng về một thế giới sâu trong tâm thức thông qua ý tưởng âm nhạc cũng như các chất liệu âm thanh khác nhau. Quân đồng thời sản xuất nhạc điện tử bao gồm nhạc đương đại thể nghiệm, techno, âm nhạc cho phim…
Năm 2014, Quân bắt đầu tham gia Trung tâm nhạc thể nghiệm Đom Đóm, sáng lập bởi nghệ sỹ âm nhạc đương đại Trần Kim Ngọc, từ đó phát triển ngẫu hứng nhạc thể nghiệm với nhiều nghệ sỹ với nhiều nền tảng âm nhạc khác nhau như Jazz, cổ điển, âm nhạc dân gian. Anh đã biểu diễn tại “Hanoi New Music Meeting” một chương trình âm nhac thể nghiệm quốc tế vào cuối năm 2013 và sau đó là “Hanoi Sound Stuff Festival” năm 2014.
Nguyễn Hữu Hải Duy - Khách mời
Nguyễn Hữu Hải Duy là nghệ sỹ nhạc điện tử và ứng tác thể nghiệm từ Hà Nội. Hiện anh đang làm việc với những mẫu âm thanh được lấy một cách ngẫu nhiên từ Internet, với mong muốn được liên tục tái cấu trúc và chuyển hóa những mẫu âm để chúng luôn ở vào dạng thức mới để thể hiện một cái nhìn mới trong vòng tròn khép kín của âm thanh.
|